Xem thêm:

Tin liên quan

Quốc hội dự kiến giám sát về quản lý bất động sản, trật tự an toàn giao thông

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ công tác bảo đảm TT-ATGT là việc của các cấp chính quyền địa phương, của ngành giao thông vận tải và lực lượng công an. Thực tế thì đây là công việc mà toàn xã hội phải chung tay vào cuộc, mà trong đó vai trò của các cấp ủy Đảng là rất quan trọng.

Trưởng Công an quận Tân Bình nhận công tác tại Ban An toàn giao thông TP HCMTrong thực tiễn, ở địa phương nào, tuyến đường nào mà địa phương và các lực lượng có trách nhiệm ở đó thực sự quan tâm thì chắc chắn các tiêu chí về TT-ATGT sẽ bảo đảm tốt hơn. Vì sao vậy? Vì trong bộ máy nhà nước, địa phương hay các cơ quan đơn vị đều có tổ chức Đảng. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác TT-ATGT có làm việc tích cực hay không, có nâng cao trách nhiệm của mình hay không là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng ở đó có sâu sát, hiệu quả hay không.

Chỉ thị 23-CT/TW khẳng định sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 4-9-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TT-ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân có bước chuyển biến tích cực hơn; công tác quản lý nhà nước được tăng cường, hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn; tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Tuy nhiên, Ban Bí thư cũng nêu rõ tình hình TT-ATGT vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội; văn hóa tham gia giao thông chưa được hình thành rõ nét; việc bảo đảm TT-ATGT có lúc, có nơi bị buông lỏng, một số vi phạm chưa được khắc phục triệt để; tai nạn giao thông giảm chưa bền vững; việc giải quyết ùn tắc giao thông tại một số thành phố, đô thị lớn vẫn còn nhiều khó khăn…

Để đẩy mạnh công tác bảo đảm TT-ATGT đáp ứng yêu cầu tình hình mới, bằng Chỉ thị 23-CT/TW, Ban Bí thư đã yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm TT-ATGT; kiên trì xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.

Muốn làm được điều đó, Chỉ thị 23-CT/TW nêu cụ thể là phải nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác bảo đảm TT-ATGT; xác định bảo đảm TT-ATGT là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về giao thông thống nhất, thông suốt, hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm TT-ATGT…

Chỉ thị 23-CT/TW thực sự là một văn bản chỉ đạo rất sát với thực tiễn, liên quan đến một vấn đề mà cả xã hội ta đang lo lắng – chính là tình hình tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây nhiều hệ lụy trong cuộc sống.

Vì thế, các cấp ủy Đảng cần nhanh chóng phổ biến nội dung của chỉ thị này đến toàn thể đảng viên, để không chỉ bản thân phải ý thức cao hơn nữa, phát huy hơn nữa sự gương mẫu cần có của đảng viên trong quá tham gia giao thông, mà phải chung tay cùng cấp ủy có các chỉ đạo, giải pháp triển khai cho chính địa phương, đơn vị mình làm tốt hơn nữa công tác bảo đảm TT-ATGT.


Minh Khôi (TP HCM)