Tin tức giá vàng hôm nay 10/3, Bảng giá vàng 9999, giá vàng SJC, PNJ, 24K mới nhất

Giá vàng thế giới

Lúc 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao dịch tại thị trường Hong Kong là 1.711,60 USD/ounce sau khi điều chỉnh giảm nhẹ 5,80 USD (0,34%).

Trước đó, trái ngược với diễn biến trong nước, giá vàng thế giới lại gây chú ý khi đảo chiều trong phiên giao dịch hôm qua từ ngưỡng trên 1.680 USD qua ngưỡng quan trọng là 1.700 USD/ounce trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt nhuộm xanh tất cả các chỉ số.

Đà tăng tiếp tục được củng cố khi thị trường trong nước đã đóng cửa phiên 9/3 khi tăng lên ngưỡng 1.720 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Lúc 22h15 phút đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đã tăng tới 36,60 USD (2,17%) tương đương 1,01 triệu đồng/lượng quy đổi (chưa tính các loại thuế, phí) lên 1.720,50 USD/ounce.

Giá vàng kỳ hạn tháng 4 cũng tăng mạnh 24,50 USD lên 1.702,00 USD/ounce; Giá bạc Comex tháng 5 cũng tăng 0,506 USD lên 25,765 USD/ounce.

Nếu giá vàng thế giới duy trì được thành quả này sẽ kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh trong phiên sáng nay.

Động lực thúc đẩy cả hai thị trường cổ phiếu và kim loại tăng điểm là sự sụt giảm mạnh của lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ. Phiên này, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm sụt giảm mạnh về còn 1,542%.

Giá vàng thế giới đêm 9/3 cao hơn khoảng 13% (197 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 48,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 9/3.

Giá vàng trên thị trường quốc tế bất ngờ quay đầu tăng vọt trở lại trong bối cảnh đồng USD giảm nhanh và lợi tức trái phiếu Mỹ sụt giảm sau một chuỗi ngày tăng nóng liên tiếp. Sức cầu mua vàng để bù đắp cho hoạt động bán khống góp phần đẩy vàng hồi phục với tốc độ nhanh hơn.

Vàng tăng giá sau khi chạm mức thấp trong 10 tháng trong phiên đầu tuần.

Những phiên động mạnh của nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới cũng góp phần đẩy dòng tiền trở lại với vàng.

Trong nhiều phiên gần đây, chứng khoán Trung Quốc liên tục suy giảm nghiêm trọng, sụt giảm xuống vực sâu mới trong bối cảnh tình trạng margin call diễn ra trên diện rộng. Nhiều cổ phiếu tụt giảm trong một khoảng thời gian ngắn, đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá trong vài tháng trước đó.

Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh giới chức Bắc Kinh lo ngại một kịch bản tồi tệ sẽ xảy ra giống như hồi năm 2015, thậm chí còn bi đát hơn nếu không kĩm hãm được quả bong bóng tài chính đang có dấu hiệu hình thành.

Hoạt động bán mạnh của khối ngoại góp phần tạo ra tình trạng margin call và kích hoạt làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán CSI 300 liên tục sụt giảm, bốc hơi gần 15% so với đỉnh ghi nhận hôm 10/2 và thủng mức trung bình động 100 ngày.

Tin tức giá vàng hôm nay 10/3, Bảng giá vàng 9999, giá vàng SJC, PNJ, 24K mới nhất (Ảnh minh họa).

Tại Mỹ, các cổ phiếu công nghệ giảm mạnh. Chỉ số Nasdaq đã mất hơn 10% giá trị. Cổ phiếu Tesla đã mất gần gần 60 tỷ USD trong vài tuần qua và khiến tỷ phú Elon Musk trở thành người mất tiền nhanh nhất thế giới.

Lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ có xu hướng giảm trở lại. Nhiều chuyên gia trên CNBC dự báo lợi tức trái phiếu Mỹ sẽ tiếp tục giảm.

Nhiều nhà đầu tư cũng đánh cược vào vàng với dự báo cho rằng lạm phát tại Mỹ sẽ gia tăng, nhất là sau khi Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD.

Chuyên gia phần tích Lukman Otunuga của FXTM nhận định với tài sản không sinh lời, lợi suất giảm có thể mang tới đà tăng để kéo giá lên cao.

Tuy nhiên dù vàng có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn, về cơ bản, con lắc đang dao động về phía xu hướng giá xuống, đặc biệt là khi tính đến việc tâm lý toàn cầu đang cải thiện nhờ việc triển khai tiêm vắc xin và số ca mắc COVID-19 đang giảm trên toàn cầu.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm, và đồng USD suy yếu so với các đồng tiền đối thủ, theo Reuters.

Vàng cũng được hỗ trợ nhờ một số nhà đầu tư tìm cách mua vào ở mức thấp, theo chuyên gia phân tích Rhona O’Connell của StoneX. Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn nghĩ thị trường trái phiếu sẽ cần nhiều thời gian hơn để hạ nhiều.

Lợi suất trái phiếu cao đã đe doạ danh hiệu tài sản chống lạm phát của vàng trong năm nay, đẩy vàng xuống mức thấp nhất kể từ ngày 5/6/2020 ở mức 1.676,1 USD hôm 8/3.

Nhà phân tích Xiao Fu tại Bank of China International nhận định: “Biến động hiện tại của vàng là sự phục hồi trong ngắn hạn và không phải là sự đảo ngược của xu hướng chính”.

Giá vàng trong nước hôm nay 10/3

Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh: Vàng SJC tăng 250 nghìn đồng và 200 nghìn đồng hai chiều lên 54,95-55,35 triệu đồng/lượng; Giá vàng Doji tại Hà Nội cũng tăng 200 nghìn đồng và 150 nghìn đồng hai chiều lên 54,90-55,35 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng 90 nghìn đồng hai chiều lên 51,98-52,63 triệu đồng/lượng.

Sáng nay chỉ có giá vàng NPQ trên hệ thống Phú Quý giảm mạnh 430 nghìn đồng chiều mua vào và 100 nghìn đồng chiều bán ra về 51,17-52,20 triệu đồng/lượng…

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh ở tất cả các thương hiệu lớn nhỏ trên thị trường. Đáng chú ý, các thương hiệu nhỏ đã được điều chỉnh mạnh tay hơn so với các phiên trước.

Cụ thể, trước giờ mở cửa, giá vàng SJC tại TPHCM được niêm yết 54,70-55,15 triệu đồng/lượng, chiều mua vào giảm mạnh 400 nghìn đồng và chiều bán ra giảm 350 nghìn đồng.

Giá vàng Doji tại Hà Nội cũng mất 55 triệu đồng chiều mua vào khi giảm mạnh 350 nghìn đồng hai chiều còn 54,70-55,20 triệu đồng/lượng.

Ở thương hiệu nhỏ, tiếp tục giảm rất mạnh, giá vàng 9999 NPQ của Phú Quý chỉ còn 51,60-52,30 triệu đồng/lượng sau khi mất thêm 500 nghìn đồng hai chiều.

Giá vàng 24k Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng xuôi chiều giảm mạnh 320 nghìn đồng hai chiều và chỉ còn 51,89-52,54 triệu đồng/lượng…

Giá vàng hôm nay bao nhiêu tiền 1 chỉ?

Lúc 9h00, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết tại 55,00 – 55,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua. Chênh lệch giá bán vàng vẫn đang cao hơn giá mua 400.000 đồng/lượng.

Tại Hà Nội, hệ thống Bảo tín Minh Châu cũng điều chỉnh tăng mạnh 160.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 190.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, hiện niêm yết tại 54,96 – 55,34 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long cũng được điều chỉnh tăng, hiện niêm yết ở 51,98 – 52,63 triệu đồng/lượng.

Bảng giá vàng hôm nay 10/3

Dự báo giá vàng

Giá vàng thế giới bắt đầu đảo chiều tăng mạnh từ nửa phiên sau ngày hôm qua, trong bối cảnh USD và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đảo chiều giảm. Đà tăng được đẩy lên cao sau khi thị trường chinh phục thành công trở lại mốc 1.700 USD. Giá vàng bất ngờ đảo chiều cũng có thể do niềm tin của thị trường về gói kích thích kinh tế một lần nữa được củng cố, kỳ vọng lạm phát ở Mỹ sẽ cao hơn trong thời gian tới sau khi gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD được thực thi.

Ngoài ra, lực mua đã xuất hiện mạnh bởi nhu cầu mua vào ở vùng thấp, việc kim loại quý này chạm đáy 10 tháng trong ngày hôm qua đã hấp dẫn nhà đầu tư bắt đáy, giúp giá đảo chiều tăng nhanh hơn.

Trên Kitco News, Giám đốc điều hành của Barrick Gold, Mark Bristow, cho rằng, giá vàng sẽ còn tăng vọt một lần nữa. Theo Bristow, giống như 2008, thị trường mong muốn mọi thứ trở lại bình thường nhưng vẫn chưa biết toàn bộ thiệt hại.

Gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD hiện đã được Thượng viện Mỹ thông qua và đang chờ Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh triển khai, cũng là lúc lo ngại lạm phát tăng xuất hiện. Tuy nhiên, với kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến, nhiều khả năng giới đầu tư sẽ giảm nhu cầu nắm giữ kim loại quý như tài sản trú ấn mà sẽ chuyển dịch xu hướng đầu tư vào chứng khoán, hàng hóa hay các loại tài sản khác có tỷ lệ lãi suất cao hơn…

Với những thông tin liên tục được cập nhật từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt chịu tác động mạnh từ những quyết định có tầm ảnh hưởng ra ngoài biên giới nước Mỹ, thị trường kim loại quý hứa hẹn còn nhiều biến động bất ngờ trong những ngày tới.

Tờ Foreign Policy mới đây có nhận định, gói kích thích kinh tế báo hiệu bình minh của kỷ nguyên kinh tế mới ở Mỹ. Tờ báo này phân tích, hơn nhiều so với cuộc suy thoái năm 2009, sự phục hồi nhanh chóng mà chính quyền Tổng thống Mỹ Biden dường như quyết tâm thực hiện sẽ thúc đẩy nhu cầu toàn cầu. Do vậy, Mỹ sẽ không chỉ làm gương, mà còn sẽ hỗ trợ vật chất cho sự phục hồi của phần còn lại của thế giới vào năm 2021.

Các gói kích thích kép được chính quyền ông Biden lên kế hoạch vào ngay năm nay là một nỗ lực mạnh mẽ và được xây dựng tốt để phá vỡ chu kỳ tuyệt vọng trong chiến thắng của các Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ và thất bại trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Việc lặp lại các năm 1994 và 2010 sẽ là một thảm họa. Trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng đã làm rung chuyển nền dân chủ Mỹ vào năm 2020, rủi ro sẽ không thể cao hơn.

Điều này còn có nghĩa là gói kích thích được thiết kế để cố tình tạo ra một nền kinh tế áp lực cao. Gói kích thích cũng liên quan đến một yếu tố rủi ro lạm phát. Thị trường trái phiếu đang thể hiện một “cơn giận dữ nhỏ” về triển vọng đó. Cho đến nay, Chính quyền Mỹ và hệ thống dự trữ liên bang nên được chúc mừng vì đã giữ vững tinh thần của họ. Họ rõ ràng chấp nhận rủi ro khi làm quá ít sẽ lớn hơn rủi ro khi làm quá nhiều.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 9/3 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội giữ giá vàng 9999 không nhiều biến động ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.