CEO Phạm Doãn Sơn – Hành trình từ trưởng ban kiểm soát đến Tổng Giám đốc LienVietPostBank

Tiểu sử của ông Phạm Doãn Sơn
Ông Phạm Doãn Sơn sinh ngày 1/3/1967 hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là Thạc sĩ Kinh doanh của trường Đại học IMPAC (Hoa Kỳ) và Cử nhân Kế toán của Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.

Chân dung ông Phạm Doãn Sơn – Tổng giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

Quá trình công tác
Năm 1990 – 1994: Ông đảm nhận vai trò là Cán bộ của Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội

Năm 1994 – 2001: Kiểm toán viên Kiểm toán Doanh nghiệp Nhà nước – Kiểm toán Nhà nước

Năm 2001 – 2004: Đảm nhận vai trò là Phó trưởng phòng thuộc Kiểm toán Doanh nghiệp Nhà nước – Kiểm toán Nhà nước

Năm 2004 – 2008: Ông Sơn là Trưởng phòng thuộc Kiểm toán các Tổ chức Tài chính – Ngân hàng – Kiểm toán Nhà nước

Năm 2008 – Tháng 04/2012: Ông là Trưởng ban Kiểm soát – Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Tháng 04/2012 – Tháng 01/2016: Ông đảm nhiệm vai trò là Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Tháng 01/2016 – Tháng 04/2017: Ông là Thành viên HĐQT – Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Tháng 04/2017 – Ngày 05/06/2017: Ông Sơn giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Ngày 05/06/2017 – nay: Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

Ông Phạm Doãn Sơn – Từ Trưởng ban kiểm soát lên làm Tổng giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Trước khi được bầu làm Tổng Giám đốc thì ông Phạm Doãn Sơn đang nắm giữ vai trò là Trưởng ban kiểm soát của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Từ ngày 24/4/2012, ông Sơn chính thức được bầu làm Tổng giám đốc thay người tiền nhiệm là ông Lê Hồng Phong.

Ông Sơn là người kế nhiệm của ông Lê Hồng Phong giữ chức Tổng giám đốc LienVietPostBank

Ông Phạm Doãn Sơn đã có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trước khi công tác tại LienVietPostBank. Sự thay tướng trong thời điểm này theo lý giải của LienVietPostBank chính là: “”Ngân hàng đề xuất bổ nhiệm ông Sơn để đưa LienVietPostBank có thể phát triển hơn, phát hiện ra những mặt chưa tốt để cải thiện, chứ không phải vì lý do gì khác. Việc đề bạt ông Sơn giữ chức vụ này nằm trong chiến lược trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo kho vị trí Tổng giám đốc không sinh trước năm 1965, Phó tổng giám đốc không quá 42 tuổi”.

Vào ngày 5/10/2017, 646 triệu cổ phiếu LPB của LienVietPostBank chính thức đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Mức giá tham chiếu của cổ phiếu thời điểm này là 14.800 đồng/cổ phiếu. Chính điều này đã giúp ông Phạm Doãn Sơn chính thức đứng thứ 201 trong danh sách người giàu Việt Nam trên sàn chứng khoán thời điểm này.

Đứng trên cương vị là một Tổng Giám đốc, ông Phạm Doãn Sơn nhận định: “LienVietPostBank sẽ tiếp tục tập trung cho sự phát triển theo định hướng là ngân hàng bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh mạng lưới đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa – nơi mà người dân ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng cũng như dễ bị ảnh hưởng bởi tín dụng đen”.

CEO LienVietPostBank nhận định: “Ngân hàng bán lẻ luôn được coi là một hoạt động cốt lõi của hệ thống ngân hàng”
Theo thực tế thì mức độ tài chính của Việt Nam còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn tập trung chủ yếu tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa có sự vươn ra đến các vùng khó khăn, lạc hậu.

Ông Sơn nhấn mạnh: “Để các sản phẩm dịch vụ tài chính đến được với số đông người dân đặc biệt ở những vùng còn chậm phát triển thì việc Ngân hàng mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch “vật lý” sẽ là con đường mà LienVietPostBank lựa chọn”.

Để thực hiện được chiến lược ngân hàng bán lẻ thì LienVietPostBank phải tiến hành phủ sóng các phòng giao dịch đến các xã, huyện, thị trên cả nước.

LienVietPostBank – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Ông Sơn cũng cho biết thêm: “Thực tế hiện nay các điểm giao dịch hầu hết của ngân hàng vẫn còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn – nơi có mật độ dân cư đông đúc với nền kinh tế cũng như các dịch vụ công nghệ hiện đại. Trong khi đó, tại các vùng sâu vùng xa – nơi dư địa bán lẻ còn rất lớn thì các điểm giao của ngân hàng còn thưa thớt. Bởi các ngân hàng còn e dè việc thu hồi vốn tại các vùng khó khăn sẽ chậm hơn so với các thành phố lớn”.

Chính sự mất cân bằng này đã tạo nên một khoảng trống lớn tại các khu vực nông thôn – nơi người dân cũng cần vốn nhưng khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Nhận ra được thực trạng này, trong những năm qua LienVietPostBank đã tiến hành tập trung mở rộng mạng lưới ngân hàng tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở nâng cấp các phòng giao dịch bưu điện thành các phòng giao dịch ngân hàng. Quá trình nâng cấp đã từng bước được hoàn thành để có thể phát huy hiệu quả đồng thời tạo lợi thế bán lẻ cho Ngân hàng.

Trên con đường số hóa, ông Sơn cho biết sẽ vẫn tiếp tục nâng cấp các điểm giao dịch bưu điện ở các huyện còn lại lên thành phòng giao dịch để người dân có thể tiếp cận được với các dịch vụ tài chính lành mạnh hơn từ đó góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống kinh tế và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và hơn hết là chung tay để đẩy lùi vấn nạn “tín dụng đen”.

LienVietPostBank tiến hành mở rộng mạng lưới song song là đẩy mạnh hệ thống giao dịch trực tuyến
Theo ông Phạm Doãn Sơn, trong bối cảnh kinh tế số hiện nay thì việc kết hợp phát triển song song mạng lưới điểm giao dịch vật lý cùng với hệ thống giao dịch trực tuyến (LienViet24h) được coi là phù hợp nhất với thị trường Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Việt Nam có một đặc thù là 65% dân số sống ở vùng nông thôn, trình độ tiếp cận cũng như kiến thức sử dụng các dịch vụ số của người dân cần có thời gian để được hướng dẫn, đào tạo và sử dụng. Việc này sẽ tạo độ trễ nhất định trong việc phổ cập cũng như phát triển sâu rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số.

LienVietPostBank tiến hành mở rộng mạng lưới song song là đẩy mạnh hệ thống giao dịch trực tuyến

Để có thể nắm bắt được cơ hội, LienVietPostBank đã lựa chọn chiến lược đón đầu xu thế vừa có thể phát triển được mạng lưới vật lý vừa có thể chú trọng phát triển ngân hàng số. Từ đó, thông qua các điểm giao dịch tại các đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước thì LienVietPostBank đã thực hiện hướng dẫn, tư vấn cũng như hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ một cách dễ dàng, tiết kiệm.

Trong năm 2021, LienVietPostBank đã đặt ra kế hoạch đạt 1 triệu khách hàng và đến năm 2025 thì đạt 5 triệu khách hàng LienViet24h. Vì thế, trên tất cả các nền tảng đã sẵn sàng cho định hướng nằm trong nhóm ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.

Ông Sơn nhấn mạnh rằng: “LienVietPostBank sẽ “đi” 2 chân đồng thời vừa online tăng thêm giá trị cho offline, offline hỗ trợ cho online. LienVietPostBank với hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước gồm 556 chi nhánh/phòng giao dịch và 613 phòng giao dịch bưu điện, công nghệ thì chuyển đổi số chính là “lối đi tắt” giúp Ngân hàng có thể giảm thiểu được chi phí và tối ưu hóa quy trình vận hành nhằm nâng cao năng suất lao động trên toàn hệ thống.

“Việc đầu tư cho công nghệ chính là đầu tư hiệu quả cho tương lai và việc đầu tư này bao giờ cũng có độ trễ nên nếu kiên trì thì chắc chắn sẽ thu được trái ngọt” – Ông Sơn cho biết thêm.

Theo Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam