Tôi từng nghĩ việc tham dự phỏng vấn giống như bước vào một cuộc đấu trí cân não – nơi ứng viên ra sức “thiên biến vạn hóa” để vượt qua muôn vàn câu hỏi của nhà tuyển dụng. Mãi đến sau này, tôi mới nhận ra buổi phỏng vấn đơn giản là một cuộc trò chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm tìm ra điểm chung và sự phù hợp để đồng hành trong công việc.

Vậy, những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là gì?

Có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu của công việc

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, bên cạnh những câu hỏi liên quan đến kiến thức cơ bản, nhà tuyển dụng còn xem xét tính cách bạn có thân thiện, năng động, chịu khó và cầu thị không. Ngoài ra, bạn có sẵn sàng chia sẻ cách xử lý một số tình huống do nhà tuyển dụng đặt ra để thể hiện kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng… hay không. Các tình huống đó sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về năng lực thực tế của bạn.

Khát khao làm công việc đang ứng tuyển

Giả sử bạn đang có kế hoạch đi du học và muốn ứng tuyển một ví trí nào đó để làm việc trong vòng một năm, bạn nên thực sự cân nhắc có tham gia ứng tuyển hay không? Hoài bão của bạn có thể sẽ nhận được sự thấu hiểu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên chưa chắc bạn là một ứng viên phù hợp vì hầu hết doanh nghiệp cần một nhân viên gắn bó và đồng hành lâu dài. Định hướng lâu dài trong công việc cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá động lực làm việc, tính gắn bó và cống hiến của bạn.

Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Điều này rất quan trọng, trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về đặc thù công việc và văn hóa của doanh nghiệp. Có người mong muốn một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và được thử thách bản thân với nhiều trải nghiệm thú vị. Có người lại đề cao sự an toàn, mong muốn một công việc ổn định, không quá áp lực. Việc bạn xác định mong muốn của bản thân để tìm ra được sự hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo bước đệm cho việc thăng tiến trong sự nghiệp.

Làm sao để có nhiều điều thú vị chia sẻ cùng nhà tuyển dụng?

Einstein nói: “Bẩm sinh mỗi người là một thiên tài, nhưng nếu bạn xét đoán một con cá bằng khả năng leo cây của nó, thì nó sẽ mất cả đời trong suy nghĩ rằng nó là một con cá ngu ngốc”.

Ngoài kiến thức cơ bản liên quan công việc đang ứng tuyển, bạn cần phải hiểu đúng giá trị của bản thân để có sự lựa chọn phù hợp và phát huy được hết tiềm năng trong công việc. Bạn là người điềm tĩnh hay trực tính, nguyên tắc hay linh hoạt đều sẽ có những công việc phù hợp. Và chắc chắn sẽ không thừa nếu trước đó bạn đã làm giàu trải nghiệm của mình bằng các hoạt động ngoại khóa, làm thêm, kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp… Nếu trải nghiệm càng đa dạng thì bạn sẽ càng đánh giá đúng mức độ phù hợp với công việc đang ứng tuyển, khi đó câu chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng sẽ trở nên sinh động hơn.

Tôi đã may mắn có một buổi trò chuyện thú vị như thế với nhà tuyển dụng của chương trình Thực tập viên tiềm năng Sacombank vào năm ngoái. Sau buổi trò chuyện thú vị ấy, tôi cùng 835 bạn sinh viên khác đến từ hơn 50 trường đại học và cao đẳng trên cả nước trở thành Thực tập viên tiềm năng để được đào tạo, trải nghiệm thực tế công việc ngân hàng mà mình yêu thích. Giờ đây, khi sắp chính thức trở thành một tân cử nhân, tôi đã vinh dự cùng các bạn Thực tập viên tiềm năng trở thành cán bộ nhân viên chính thức của Sacombank trước khi tốt nghiệp.

Bạn có muốn bước vào cuộc trò chuyện thú vị với nhà tuyển dụng để cùng Sacombank đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho bước đường sự nghiệp như tôi không? Tất cả sinh viên năm cuối các chuyên ngành kinh tế và liên quan kinh tế hãy chờ đón và nắm bắt cơ hội từ chương trình Thực tập viên Tiềm năng Sacombank 2021 bằng cách theo dõi ngay thông tin trên Fanpage Sacombank Career.


Cao Trang

Chia sẻ