Chủ tịch Trung Quốc cho biết ông có ý định làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Bình Nhưỡng. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời ông Tập nêu rõ: “Chúng tôi có ý định bảo vệ thành công, củng cố và phát triển quan hệ Trung – Triều cùng với các đồng chí Triều Tiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển lâu dài và ổn định của công cộng xã hội chủ nghĩa của hai nước”.

Ngày 10-10 là một trong những ngày lễ lớn của Triều Tiên và các sự kiện dự kiến sẽ bao gồm cuộc duyệt binh lớn, có thể sẽ giới thiệu “vũ khí chiến lược mới” mà ông Kim Jong-un cam kết sẽ trình làng vào đầu năm nay.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào năm 2018, Triều Tiên đã không khoe tên lửa đạn đạo nào trong các cuộc duyệt binh.

Bất kỳ tên lửa nào được thiết kế để tấn công các mục tiêu của Mỹ cho thấy Triều Tiên vẫn là mối đe dọa hạt nhân đối với Mỹ, nhất là vào thời điểm Tổng thống Donald Trump bảo vệ thành tựu trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống.

Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-25 vào tháng 8-2019. Ảnh: KCNA

Hãng Yonhap dẫn các nguồn tin cho biết Triều Tiên có dấu hiệu chuẩn bị trình làng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới trong cuộc duyệt binh dự kiến ​​diễn ra vào ngày 10-10.

Theo các nguồn tin của Yonhap, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng có thể phát biểu trong sự kiện này. Đó là vì có các dấu hiệu cho thấy đài truyền hình nhà nước Triều Tiên chuẩn bị phát sóng trực tiếp cuộc duyệt binh lần đầu tiên kể từ năm 2017.

Đài CNN cho rằng ông Kim Jong-un có thể sẽ ăn mừng thành công kinh tế của đất nước trong dịp này. Đồng thời, đây cũng là “cơ hội tuyên truyền vàng” cho thành tựu của ông Kim Jon-un đạt được trong 5 năm qua.

Các sự kiện kỷ niệm ngày 10-10 vẫn sẽ được tổ chức, mặc dù không rõ Triều Tiên sẽ tổ chức cuộc duyệt binh như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Một quan chức quân đội cho biết: “Công tác chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đang ở giai đoạn cuối và Triều Tiên có thể sẽ tiến hành”.

Tên lửa Hwasong-15 tại lễ duyệt binh ở Triều Tiên năm 2018. Ảnh: KCNA

Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh-wook nói rằng Triều Tiên dự kiến ​​sẽ huy động vũ khí chiến lược để phô trương lực lượng. Bộ Thống nhất lưu ý việc phô diễn vũ khí mới được phát triển có thể nhằm tăng cường đoàn kết nội bộ trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Cuộc duyệt binh thu hút sự chú ý lớn, vì Triều Tiên có thể hé lộ những vũ khí chiến lược mới mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un cam kết sẽ trình làng trong thông điệp đầu năm mới, chẳng hạn như ICBM và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Trang tin Bloomberg nhận định cuộc duyệt binh không chỉ nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tái khẳng định sự ủng hộ đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên, mà còn gửi thông điệp ngoại giao tới những ai đối địch.

Triều Tiên có xu hướng đánh dấu kỷ niệm 5 năm hoặc 10 năm bằng các sự kiện quy mô lớn, chẳng hạn như phóng tên lửa và duyệt binh cùng các khí tài quân sự tiên tiến.

Quan chức Seoul cho biết thêm khả năng Triều Tiên phóng thử các loại vũ khí chiến lược này là thấp. Tuy nhiên, Hàn Quốc phối hợp với Mỹ theo dõi chặt chẽ các động thái liên quan.


H.Bình (Theo Reuters, CNN)

Chia sẻ