Châu Âu “ôn đới” không hề ôn hòa trong những ngày qua. Tại Bồ Đào Nha, ước tính đã có 1.000 người thiệt mạng do sóng nhiệt. Sóng nhiệt là tình trạng nhiệt độ duy trì trên 40 độ C, rất dễ dẫn đến sốc nhiệt, có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trong khi đó, lính cứu hỏa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hy Lạp, Ý… và nhiều quốc gia châu Âu khác đang vật lộn với các đám cháy rừng thảm khốc.

Lính cứu hỏa Hy Lạp vật lộn với cháy rừng ngày 19-7 – Ảnh: REUTERS

Lính cứu hỏa bám trụ xuyên đêm 18-7 ở ngoại ô Tabara, Zamora – Tây Ban Nha vì một đám cháy khốc liệt – Ảnh: REUTERS

Một người lính cứu hỏa ở Đức chiến đấu trong đám cháy rừng hôm 19-7 – Ảnh: REUTERS

Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bồ Đào Nha chi chít những điểm cháy được khoanh đỏ – Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT TRÁI ĐẤT/NASA

Bờ sông Elbe khô cạn ở Dresden – Đức ngày 20-7 – Ảnh: REUTERS

Chân trời mờ khói ở Athens – Hy Lạp ngày 19-7 vì một đám cháy rừng  – Ảnh: REUTERS

Trực thăng cứu hỏa múc nước đổ xuống khu rừng mịt mờ khói vì cháy ở Avila – Tây Ban Nha ngày 20-7 – Ảnh: REUTERS

Tại Anh, ngày 19-7 là một trong những ngày nóng nhất lịch sử, nóng tới nỗi nhà chức trách đã phải sợ đường ray xe lửa bị cháy do nắng nóng kết hợp với ma sát, không dám cho tàu chạy nhanh. Trong vài ngày qua, các đám cháy cũng bùng khắp nơi.

Làng Wennington, phía Đông London – Anh điêu tàn sau hỏa hoạn vào ngày đón sóng nhiệt 19-7 – Ảnh: AP

Khói bốc lên từ đám cháy cạnh đường A2 gần Dartford – Anh vào ngày 19-7

Tại châu Á, Trung Quốc cũng đang chờ đón làn sóng nhiệt khốc liệt, dự kiến hoành hành ít nhất đến giữa tháng 8.

Thượng Hải vật lộn với cả sóng nhiệt và Coivd-19: Một nhân viên y tế mệt mỏi trong bộ đồ bảo hộ, cố gắng chóng nóng bằng chiếc quạt cầm tay – Ảnh: REUTERS

Bên kia đại dương, Mỹ cũng rơi vào thảm cảnh. Nhiều vùng của Mỹ dự kiến sẽ đón hiện tượng thời tiết khốc liệt gọi là “hơi thở của rồng” trong những ngày tới. 

Đất nước này được Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) hứng chịu thảm họa do nhiệt nặng nề nhất tháng 6 với những đám cháy rừng liên miên, hạn hán nghiêm trọng.

Cá chết khô dưới đáy hồ Mead được một du khách cắm vào các khe nứt của đất như những “tượng đài” ghi dấu hạn hán tử thần – Ảnh: AP

Hồ Mead ở Tây Nam nước Mỹ, một trong 2 hồ chứa nước ngọt lớn nhất quốc gia, bị trơ đáy, làm lộ ra “nghĩa địa thuyền” – Ảnh: AP

Vùng địa cực trước đây lạnh giá, nay cũng không thoát khỏi những đám cháy vì nóng và hạn hán.

Bầu trời Siberia mù khói cháy rừng vào ngày 17-7 trong ảnh vệ tinh – Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT TRÁI ĐẤT/NASA

Một đám cháy gần Bắc Cực được chụp từ vệ tinh – Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT TRÁI ĐẤT/NASA

Trước đó, khu vực Bắc Cực thuộc Canada cũng mờ khói cháy rừng – Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT TRÁI ĐẤT/NASA

Nguyên nhân của “tận thế nhiệt” đơn giản mà dữ dội: Biến đổi khí hậu. Các thảm họa đã được dự báo trước và đã có những nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong thời gian qua nhưng thường không đủ mạnh mẽ so với sức tàn phá của chính nhân loại.


Anh Thư