Để chống lại sự xâm nhập này, các thủy thủ phải giặt giũ quần áo, thay đệm và phun thuốc trừ sâu.

Bà Cindy Fields, thuộc Lực lượng Tàu ngầm Hải quân Thái Bình Dương, xác nhận “tất cả các biện pháp khả thi đã được thực hiện” để kiểm soát sự xâm nhập của rệp.

Chiến dịch tiêu diệt rệp trên tàu USS Connecticut còn gồm việc rải bụi tảo để thu hút côn trùng ra khỏi nơi ẩn náu.

Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tuy nhiên, những nỗ lực của Hải quân chưa giảm bớt được nỗi lo từ thủy thủ trên tàu. Một số người đã phải ngủ trong một hầm trú ẩn bên cầu tàu, được dựng lên làm nơi ở tạm thời để tránh rệp.

“Họ thực sự thất vọng và cảm thấy như bị bỏ rơi. Họ phàn nàn về việc thiếu ngủ, ngứa ngáy và những con bọ như đang bò khắp người” – ông Jeffery Rachall, người từng là thủy thủ trên tàu ngầm này, cho biết.

Rệp dài khoảng 0,63 cm khi trưởng thành, hút máu người và một số động vật. Chúng có thể hiện diện bên trong khách sạn, nhà và thuyền nhờ “ẩn náu” trên quần áo, hành lý hoặc đồ dùng cá nhân của con người.

Không rõ làm thế nào rệp lên được tàu USS Connecticut. Tuy nhiên, việc này có thể xảy ra trong thời gian tàu ghép vào một cảng nào đó, theo ông Rachall.

USS Connecticut là tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân, được hạ thủy vào năm 1997. Nó có thể được sử dụng trong sứ mệnh trinh sát và bảo vệ các hạm đội hải quân.

Vụ xâm nhập của rệp trên tàu USS Connecticut được nêu bật trong một bài báo gần đây trên tờ Navy Times. Một sĩ quan giấu tên nói với tờ báo rằng vấn đề liên quan đến rệp giường bắt đầu xuất hiện khi tàu triển khai đến Bắc Băng Dương vào tháng 3-2020. Nhiều thủy thủ bị mất ngủ do rệp giường, khiến đây trở thành một vấn đề an toàn.

“Nếu ai đó bị mất ngủ thường xuyên vì bị rệp  cắn, anh ta có thể ngủ thiếp đi khi điều khiển tàu và đưa chúng tôi va vào một ngọn núi dưới biển” – sĩ quan trên cảnh báo.


Gia Minh

Chia sẻ