Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi và Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) Hiroshi Yamamura đã tham dự buổi lễ giới thiệu này.

Tàu chiến 3.000 tấn mang tên Taigei do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Ltd. đóng và dự kiến ​​đi vào hoạt động từ tháng 3-2022, đài truyền hình CNBC cho biết.

Theo báo Mainichi, Chương trình Phòng thủ Quốc gia năm 2010 của Nhật Bản đã đặt mục tiêu tăng số lượng tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng các hoạt động ở các vùng biển gần Nhật Bản, đặc biệt là xung quanh một nhóm đảo do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Tàu chiến Taigei của Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Ltd. Ảnh: Kyodo News

Taigei có nghĩa là cá voi lớn, có chiều dài 84 m và chiều rộng 9,1 m với chi phí sản xuất khoảng 76 tỉ yên (720 triệu USD), theo MSDF.

Tàu ngầm có thể chứa 70 thành viên thủy thủ đoàn, có thiết kế giống như máy bay tàng hình và được trang bị pin lithium-ion để nó có thể ở dưới nước lâu hơn so với các mẫu tàu trước đó.

Nhật Bản đang vận hành 9 tàu ngầm lớp Oyashio 2.750 tấn, 11 tàu chiến lớp Soryu 2.950 tấn và đang có kế hoạch giới thiệu chiếc tàu con lớp Soryu thứ 12 vào năm 2021.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton: Triều Tiên “ngày càng nguy hiểm hơn”

Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói với Đài truyền hình CNBC rằng Triều Tiên đang trở nên ngày càng nguy hiểm hơn vì những tiến bộ mà nước này đạt được về năng lực hạt nhân.

Tại cuộc duyệt binh hôm 10-10, Triều Tiên đã khoe vũ khí mới bao gồm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khổng lồ có khả năng gây hủy diệt cao hơn.

Theo ông Bolton, nếu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, Triều Tiên sẽ là một “cuộc chơi khó khăn” đối với chính quyền mới.

Kể từ khi trở thành tổng thống, ông Trump đã tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh hạt nhân với chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore và Việt Nam – nhưng không mang lại nhiều kết quả.

Tổng thống Trump cũng đã cố gắng thúc đẩy Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và đưa ra triển vọng về một sự thúc đẩy kinh tế cho đất nước, vốn đang phải vật lộn dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt quốc tế từ Liên Hiệp Quốc cũng như Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích cắt nguồn tài trợ cho các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Các chuyên gia trước đây cho rằng ông Kim Jong Un muốn thấy các lệnh trừng phạt được nới lỏng mà không làm mất đi lợi ích chiến lược từ vũ khí hạt nhân của ông.


Gia Minh

Chia sẻ