Rủi ro trên được đặc biệt chú ý vào đầu tháng này khi một cơ sở nghiên cứu gần PGRU bị tàn phá, theo Crop Trust, tổ chức phi lợi nhuận do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc thành lập. Cơ sở trên và PGRU đều tọa lạc tại TP Kharkiv – Đông Bắc Ukraine, nơi đang chứng kiến các cuộc pháo kích.

“Ngân hàng hạt giống như một loại bảo hiểm nhân thọ đối với nhân loại. Chúng cung cấp nguyên liệu thô để lai tạo ra các giống cây trồng mới có khả năng chống chịu hạn hán, sâu bọ và dịch bệnh mới nổi, cũng như nhiệt độ gia tăng. Sẽ là một mất mát to lớn nếu ngân hàng hạt giống Ukraine bị phá hủy” – Giám đốc điều hành Stefan Schmitz của Crop Trust chia sẻ với Reuters hôm 31-5.

Một cánh đồng lúa mì ở ngoại ô TP Kharkiv – Ukraine, quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ 4 thế giới Ảnh: REUTERS

Giữa lúc thời tiết thế giới ngày một cực đoan, các ngân hàng hạt giống đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nỗ lực bảo đảm nguồn cung lương thực mỗi mùa cho 7,9 tỉ dân trên toàn thế giới. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, các nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 3 và thứ 4 thế giới, đã khiến giá thực phẩm tăng vọt và nguy cơ thiếu lương thực gia tăng.

Crop Trust đã hỗ trợ tài chính để Ukraine sao chép hạt giống và gửi đến hầm lưu trữ hạt giống toàn cầu Svalbard, cơ sở nhân bản hạt giống lớn và quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, quá trình này đang bị trì trệ bởi những vấn đề liên quan đến chu kỳ cây trồng, cũng như an ninh và hậu cần thời chiến.

Cuộc chiến ở Syria đã cung cấp một bài học về tầm quan trọng của việc lưu trữ hạt giống tại Ngân hàng Hạt giống thế giới Svalbard ở Na Uy. 


Cao Lực