Cuộc săn đẫm máu được gọi là “Griadráp” được tổ chức vào cuối tuần qua, khi những người săn bắt cá heo địa phương nhắm vào một đàn cá heo mặt trắng khổng lồ.

Quần đảo Faroe tự trị của Đan Mạch vẫn là vùng lãnh thổ cuối cùng châu Âu được phép săn bắt động vật có vú ở biển, vì Griadráp được coi là một hoạt động truyền thống “săn bắt cá heo của thổ dân”.

Trong thời gian diễn ra cuộc săn bắt cá heo, đàn cá heo được thuyền máy lùa vào phía bờ, nơi những người săn cá heo sẵn sàng giao chiến với các con vật trong cuộc hỗn chiến tàn bạo. Cá heo bị giết thịt bằng lao, các loại lưỡi dao và thậm chí cả dụng cụ điện.

Theo truyền thông địa phương, tổng cộng 1.428 con cá heo đã bị giết trong cuộc săn. Đoạn phim video từ cảnh quay được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều chiếc thuyền đang chiến đấu với bầy cá heo đến ngày tàn của chúng, với nước thủy triều đỏ như máu.

Xác cá heo nằm dọc bờ biển cùng mặt nước nhuốm máu. Ảnh: Facebook

Một đoạn video khác từ hiện trường cho thấy hàng chục xác cá heo xếp thành hàng dọc trên bờ sau cuộc săn. Nhiều xác cá heo có những vết thương hở lớn có thể nhìn thấy được.

Vào cuối ngày 13-9, xác cá heo được nhìn thấy tập trung thành đống lớn trên bãi biển trước khi được đưa đến nhà máy xử lý – một bức ảnh đáng lo ngại khác cho thấy.

Cuộc săn “Gripadráp” mới nhất đã gây ra sự giận dữ của các nhà hoạt động vì quyền động vật, những người ủng hộ lệnh cấm toàn cầu đối với các hoạt động săn bắt cá voi tàn bạo. Chẳng hạn, tổ chức Blue Planet Society đã kêu gọi EU, cũng như các cơ quan chức năng của Đan Mạch, gây sức ép buộc khu vực tự trị này phải ngừng hoạt động tàn ác của họ.

“Không có gì trong các bản ghi chép về Gripadráp gần đây phù hợp với điều này. Gần nhất chúng tôi có thể tìm thấy là 430 con cá heo mặt trắng bị giết thịt vào ngày 13-8-2013 ở làng Hvalba, thuộc Quần đảo Faroe” – tổ chức Blue Planet Society cho biết và nói thêm rằng cuộc săn mới nhất này có thể là lớn nhất từng được ghi nhận. Các ghi chép hiện có về Griadráp có niên đại từ thế kỷ 16, trong khi bản thân cuộc đi săn đã có từ nhiều thế kỷ trước.

“Trong khi họ cho rằng các loài động vật biển có vú bị săn bắt để làm thức ăn nhưng tại Quần đảo Faroe – nơi chỉ có khoảng 53.000 người sinh sống – không có khả năng chế biến dù chỉ một phần nhỏ trong số lượng cá heo khổng lồ bị giết chết đó” – tổ chức Blue Planet Society lập luận.


Gia Minh

Chia sẻ