Tuy nhiên, khu vực này đang thiếu nhân tài công nghệ để khai thác triệt để cơ hội này.

Giới chuyên gia châu Á đã kêu gọi các chính phủ đầu tư mạnh mẽ hơn để phát triển nhân tài kỹ thuật số. Công ty Korn Ferry (Mỹ) khẳng định châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2030 có thể thiếu khoảng 47 triệu tài năng công nghệ.

Trong khi đó, kết quả khảo sát được tiến hành bởi Công ty PwC (Anh) cho thấy hơn 50% giám đốc điều hành tại khu vực trên gặp khó khăn trong việc tuyển dụng tài năng kỹ thuật số.

Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) cam kết chi 50 triệu USD trong 5 năm để đào tạo thêm gần 500.000 tài năng kỹ thuật số cho châu Á – Thái Bình Dương Ảnh: REUTERS

Bối cảnh số hóa ở châu Á – Thái Bình Dương được mô tả là rất đa dạng, với sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực về mức độ sẵn sàng, vốn hóa và năng lực quản lý chuyển đổi số.

Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản được xếp vào nhóm dẫn đầu, trong khi Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan được xếp vào nhóm thích nghi. Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Pakistan và Bangladesh thuộc nhóm bắt đầu.

Trong một nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề, Quỹ ASEAN – một cơ quan trực thuộc ASEAN – đã phối hợp với Tập đoàn Huawei của Trung Quốc) để triển khai chương trình Ươm mầm tương lai.

Ngoài nuôi dưỡng tài năng truyền thông và công nghệ thông tin, sáng kiến này còn nhằm đẩy mạnh chuyển giao kiến thức và thúc đẩy hội nhập kỹ thuật số.

Trong khi đó, một ủy ban chính sách kinh tế của chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch đề xuất những giải pháp mới – có thể sớm nhất vào ngày 8-11 – nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số cho các khu vực nông thôn có hệ thống giao thông công cộng hạn chế, bao gồm thiết lập quy tắc sử dụng phương tiện không người lái và robot để giao hàng hóa.

Ủy ban này khẳng định đây sẽ là “tia lửa” để tạo ra chu kỳ tăng trưởng theo chủ trương của Thủ tướng Kishida Fumio, theo hãng tin Kyodo.


Lộc Minh

Chia sẻ