Boeing “chốt” thỏa thuận liên quan đến chuyên cơ Không lực 1 nêu trên, sau khi ông Trump công khai chỉ trích chi phí của chương trình này là quá đắt đỏ.

“Không lực 1 là một khoảnh khắc rất độc đáo, một cuộc thương lượng rất độc đáo. Một chuỗi rủi ro rất độc đáo mà Boeing lẽ ra không nên đón nhận” – CEO Calhoun nói, đồng thời cam kết với các nhà đầu tư về “một triết lý rất khác” để định giá trước các dự án quân sự.

Ngày 27-4, Boeing công bố khoản lỗ 1,2 tỉ USD trong quý I/2022, trong đó 1,1 tỉ USD liên quan đến chương trình phát triển Không lực 1, cụ thể là sửa chữa 2 máy bay Boeing 747 thành Không lực 1. Hãng cảnh báo có thể sẽ tổn thất hơn nữa trong những quý tới vì hợp đồng này.

Giám đốc điều hành (CEO) David Calhoun của Tập đoàn Boeing (Mỹ). Ảnh: CNBC

Theo đài CNN, thỏa thuận Không lực 1 ra đời theo sau hướng tiếp cận khác thường của cựu Tổng thống Trump.

Hồi năm 2016, ông Trump đã yêu cầu CEO Boeing lúc đó là ông Dennis Muilenburg cam kết rằng chi phí cho Không lực Một sẽ không vượt quá 4 tỉ USD.

Theo sau 2 vụ tai nạn chết chóc thời gian đó, ông Trump đích thân ra lệnh cấm bay dòng 737 MAX của Boeing dù vấn đề này thường do Cục Hàng không Liên bang Mỹ giải quyết. Quyền bộ trưởng quốc phòng của ông Trump giai đoạn 2017-2019, ông Patrick M. Shanahan, từng là CEO của Boeing. Sau khi bị cáo buộc bạo lực gia đình, ông Shanahan không còn được cân nhắc vào vị trí bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Quay lại chương trình Không lực 1, vào năm 2018, Boeing đã chấp thuận mức giá cố định 3,9 tỉ USD nhưng kể từ đó họ gặp phải nhiều vấn đề, bao gồm đại dịch Covid-19, giữa lúc chi phí gia tăng làm dấy lên nguy cơ bàn giao 2 chiếc 747 chậm 2 năm so với cam kết trong thỏa thuận.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng công khai chỉ trích chi phí của chương trình Không lực 1. Ảnh: Reuters


Cao Lực