Tuy nhiên, sản xuất thiết bị quân sự gia tăng và chi tiêu quốc gia quy mô lớn đang giúp ngành công nghiệp Nga tiếp tục phát triển, giúp giảm bớt tác động kinh tế từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây và cho phép Moscow tiếp tục chiến thực hiện dịch quân sự ở Ukraine.

Dựa trên số liệu hôm 10-5, Nga đã công bố mức thâm hụt trong tháng 4 là 1.000 tỉ Rúp (khoảng 12,9 tỉ USD). Trong quý 1/2022, Nga đạt thặng dư ngân sách 1.130 tỉ Rúp nhưng kể từ đó các khoản chi lớn cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt quan trọng của Nga đã ảnh hưởng đến ngân sách.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti

Chỉ 4 tháng đầu năm, khoảng cách chi tiêu trong tháng 4 đã khiến thâm hụt của Nga cao hơn 17% so với kế hoạch của chính phủ về mức thâm hụt 2,9 ngàn tỉ Rúp vào năm 2023 nói chung.

Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã nhiều lần cho rằng thâm hụt ngân sách của Nga trong năm nay sẽ không quá 2% GDP dù hầu hết các nhà phân tích không đồng tình với dự báo này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nằm trong số những tổ chức cho rằng Nga sẽ chứng kiến thâm hụt ngân sách lớn hơn nhiều trong năm nay.

  • Lễ duyệt binh Nga rút ngắn vì vắng mặt không quân

  • Nga duyệt binh rầm rộ mừng Ngày Chiến thắng phát xít

  • Báo Anh lo ngại vũ khí “xoay chuyển” cục diện xung đột của Nga

  • Khí tài “nóng” trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Nga

Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov gần đây cho biết doanh thu từ dầu khí – giảm 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái theo dữ liệu hôm 10-5 – sẽ rất quan trọng để Nga đạt được mục tiêu 2%.

Trong bối cảnh doanh thu giảm, Moscow đã buộc phải bắt đầu bán dự trữ ngoại hối quốc tế để bù đắp thâm hụt. Tuy nhiên, chiến lược gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Biển Đen Andriy Klymenko nhận định không có dấu hiệu cho thấy kinh tế Nga sụp đổ. Kinh tế Nga không rơi vào thảm họa kinh tế như các chuyên gia trên thế giới dự báo sau khi các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ được áp đặt do xung đột giữa Nga và Ukraine.

Theo ông Klymenko, GDP của Nga giảm 8% do các biện pháp trừng phạt nhưng tăng 5% nhờ sản xuất vũ khí. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và phân tích thống kê do Sputnik thực hiện, Nga cũng đã trở lại Nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và lần đầu tiên xếp thứ 8 kể từ năm 2014, với giá trị hàng hoá và dịch vụ đạt 2.300 tỉ USD năm 2022.


Xuân Mai