Hàng trăm bài đăng trên mạng xã hội về tượng nêu trên đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng.

Các nhà khí tượng học gọi đây là hiện tượng “derecho” bắt nguồn từ một nhóm giông bão có thể di chuyển hàng trăm km và bao phủ một khu vực rộng lớn. Theo ABC News, để được xem là “derecho”, hiện tượng này phải bao trùm một khu vực trải dài hơn 400 km; có sức gió giật trung bình ít nhất 94 km/giờ và bao gồm nhiều đợt gió giật ít nhất 120 km/giờ.

Các báo cáo hôm 5-7 xác nhận sức gió giật ít nhất 154 km/giờ ở khu vực Huron và gần 160 km/giờ ở khu vực Howard, cùng bang Nam Dakota. Mưa đá có kích thước bằng quả cam cũng được ghi nhận ở nhiều khu vực thuộc vùng Sioux, bang Nebraska.

Ảnh chụp tại Sioux, bang Nebraska, hôm 5-7. Ảnh: Twitter

Ảnh: Twitter

Theo báo Washington Post, Cơ quan Thời tiết Mỹ đã nhận được nhiều báo cáo thiệt hại do “derecho” từ Nam Dakota đến bang Illinois. Gió quật đổ hệ thống tải điện và cây cối, với một số đè lên nhà cửa và xe cộ. Hàng chục ngàn hộ gia đình bị mất điện.

Đến cuối ngày 5-7, “derecho” đã di chuyển được khoảng 800 km. Theo dữ liệu từ PowerOutage.us, hầu như tất cả hộ gia đình bị mất điện đã được khôi phục điện vào sáng 6-7 (giờ địa phương).

Bão tiếp tục di chuyển về phía Đông và qua Trung Đại Tây Dương trong ngày 6-7, gây lốc xoáy có khả năng san bằng một số tòa nhà ở khu vực Goshen, bang Ohio và gây gió mạnh trên một khu vực trải dài từ từ bang Colorado đến bang Virginia.

Hiện tượng thời tiết hiếm gặp khiến nhiều người lo lắng. Ảnh: Twitter

Bầu trời màu xanh lá cuồn cuộn mây. Ảnh: Twitter


Cao Lực