Cơ quan Quản lý Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) ngày 25-10 cho biết một số khu vực ở đảo Luzon và quần đảo Visayas có thể có mưa lớn. Tính đến 8 giờ sáng ngày 25-10 (theo giờ địa phương), tín hiệu cảnh báo bão nhiệt đới số 2 đã được phát đi ở nhiều địa phương ở Philippines, bao gồm tỉnh Catanduanes, Camarines Norte, Camarines Sur, Sorsogon, phần phía Bắc của đảo Masbate, phía Nam của thành phố Quezon trên đảo Luzon…

Đường đi của bão Molave. Ảnh: PAGASA

Molave đang duy trì sức gió 65 km/giờ và dự kiến ​​sẽ đạt tới 111 km/giờ khi đổ bộ vào vùng lân cận tỉnh Catanduanes từ cuối ngày 25-10 đến sáng 26-10. 

Gió có thể gây thiệt hại đáng kể đến những cộng đồng hiện đang oằn mình vì dịch Covid-19, trong khi các loài hải cẩu nhỏ có thể gặp nguy hiểm. Cảnh báo gió giật đã được đưa ra trên toàn bộ biển phía Bắc và phía Tây của đảo Luzon.

Theo trang Accuweather, Bắc Samar, Đông Nam Luzon và Catanduanes sẽ là những khu vực có khả năng hứng chịu gió mạnh nhất và mưa lớn nhất. Lượng mưa vào khoảng 100-200 mm, có thể là 300 mm, dọc theo đường đi của bão qua miền Trung và miền Bắc Philippines.

Ngoài những tác động do cơn bão nhiệt đới Saudel gây ra cách đây chưa đầy một tuần, Molave có thể dẫn đến một đợt mất điện khác, làm đổ cành cây và gây hư hại nhà cửa. Mưa lớn cũng có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và lở đất, giao thông bị gián đoạn.

Đài CNN dẫn lời của chuyên gia dự báo thời tiết Benniston Estareja cho biết khi cơn bão sẽ thực hiện “nhiều cuộc đổ bộ” khi di chuyển về phía Tây trên phần còn lại của Nam Luzon, đặc biệt là ở phía Nam TP Quezon, tỉnh Marinduque và tỉnh Batangas. Theo dự bão, Molave sẽ ra khỏi lãnh thổ Philippines vào tối 27-10 hoặc sáng 28-10.

Sau khi rời khỏi Philippines, Molave dự kiến hướng về phía Tây, băng qua biển Đông, có thể đe dọa làm nghiêm trọng thêm tình trạng lũ lụt ở miền Trung Việt Nam. Trang Garda World dự báo bão sẽ đổ bộ vào miền Trung Việt Nam vào cuối ngày 28-10 và ngày 29-10. Nếu tính cả bão Molave, tháng 10 năm nay có 4 cơn bão, một áp thấp nhiệt đới, bằng tháng 10-1993, tháng nhiều bão và áp thấp nhiệt đới nhất trong chuỗi số liệu ngành khí tượng Việt Nam ghi nhận.


H.Bình

Chia sẻ