Các khu vực này có thể tồn tại ở độ sâu từ khoảng 35-1.000 m dưới bề mặt đại dương.

Theo tạp chí Science News, nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá các khu vực này bằng cách thả chai, lọ xuống những độ sâu khác nhau và kéo nước biển lên để đo nồng độ ôxy. Tuy nhiên, ôxy bên ngoài vẫn xâm nhập được vào trong những chiếc chai, lọ đó.

Vì vậy, hai nhà nghiên cứu Andrew Babbin và Jarek Kwiecinski của MIT đã chuyển sang thu thập dữ liệu từ cảm biến gắn ngoài chai, lọ hoặc phao robot để đo nước ở những độ sâu khác nhau rồi ước tính lượng ôxy hòa tan trong nước.

Nếu cảm biến cho thấy một giá trị ôxy không đổi suốt phần dọc liên tục của đại dương, đây có thể là dấu hiệu ôxy đã chạm đáy và phần dọc này thuộc khu vực thiếu ôxy.

Các khu vực thiếu ôxy ở phía Đông Thái Bình Dương Ảnh: SCIENCE NEWS

Hai nhà nghiên cứu của MIT đã tập hợp gần 15 triệu phép đo cảm biến trong hơn 4 thập kỷ qua để lập bản đồ ranh giới, khối lượng và hình dạng của 2 khu vực thiếu ôxy lớn nhất thế giới ở Thái Bình Dương, 1 khu vực ở Bắc bán cầu và 1 khu vực ở Nam bán cầu. Bản đồ cho thấy vùng nước cạn kiệt ôxy có xu hướng “dày hơn” hoặc dồn vào giữa và “mỏng” dần về phía đường viền.

Theo GS Babbin, trước đây, các nhà khoa học chưa trả lời được câu hỏi làm thế nào đường viền của các khu vực thiếu ôxy này được định hình và chúng kéo dài bao xa.

Hiện tại, bản đồ trên giúp tìm hiểu cách thức kiểm soát sự phân phối ôxy của đại dương. Những phát hiện mới từ hai nhà nghiên cứu của MIT được xuất bản trên tạp chí Global Biogeochemical Cycles. 


M.Nghĩa

Chia sẻ